TỔ HỢP KHÔNG GIAN KHOA HỌC ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Giới thiệu

Địa chỉ: Quy Hòa, Phường Ghềnh Ráng, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định

 

Chiều 29-4, UBND tỉnh Bình Định tổ chức lễ khánh thành Tổ hợp không gian khoa học, Nhà mô hình vũ trụ và Bảo tàng khoa học được xây dựng tại thung lũng Quy Hòa (phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn), trong khu vực quy hoạch khu đô thị khoa học Quy Hòa.

Tại buổi lễ khánh thành, ông Lâm Hải Giang – phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định – cho biết xuất phát từ ý tưởng đầu tiên do Hội Gặp gỡ Việt Nam mà chủ tịch là GS Trần Thanh Vân đề xuất cùng với sự hỗ trợ tích cực của các bộ ngành trung ương, sự quyết tâm của UBND tỉnh Bình Định

Tổ hợp Không gian khoa học là dự án nằm trong ý tưởng xây dựng một khu đô thị khoa học giáo dục đầu tiên của Việt Nam tại Bình Định do Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam đề xuất. Tổ hợp sẽ là không gian khám phá khoa học cho trẻ em và công chúng, tăng cường đưa khoa học đến với đại chúng và khơi gợi niềm đam mê khoa học, sáng tạo của tuổi trẻ. Tổ hợp là bước đi đầu tiên nhằm hướng đến hình thành một Khu đô thị Khoa học và Giáo dục Quy Hòa trong tương lai.

Du khách tìm hiểu mô hình về hệ mặt trời tại Trung tâm khám phá khoa học

Theo thiết kế, tổ hợp không gian khoa học bao gồm 3 hạng mục chính: nhà mô hình vũ trụ, bảo tàng khoa học và đài quan sát thiên văn ( Hạng mục Trạm quan sát thiên văn phổ thông sử dụng kính thiên văn quang học đường kính ống 60 cm (là loại kính thiên văn lớn nhất tại Việt Nam hiện nay). Ngoài kính thiên văn chính, tại Trạm quan sát thiên văn còn có các kính thiên văn phổ thông cũng như các máy móc hỗ trợ khác giúp quan sát các hành tinh của hệ mặt trời và thiên hà. Công trình được xây dựng trên diện tích 12,6 ha, do 2 kiến trúc sư Jean-Francois Milou và Nguyễn Thành Trung thiết kế với kiến trúc độc đáo dựa trên hình thức elip của các hành tinh. tại phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn với tổng vốn hơn 171 tỷ đồng.

Trạm quan sát thiên văn viễn thông tại Trung tâm khám phá khoa học

Du khách trải nghiệm các kính thiên văn phổ thông tại Trạm quan sát thiên văn

Trong đó, Nhà mô hình vũ trụ bao gồm các phần chính: Phòng chiếu và quan sát; Phòng kỹ thuật điều khiển; Hệ thống âm thanh, máy tính, chương trình điều khiển, chương trình giáo khoa trình chiếu. Nhà mô hình vũ trụ giúp người xem khám phá những hình ảnh tuyệt đẹp của vũ trụ, giải thích các vấn đề liên quan đến thiên văn học với minh họa trực quan bằng hình ảnh sống động.

Trong đó, Nhà chiếu hình vũ trụ với đặc trưng là màn hình vòm bán cầu đường kính 12 m, khán phòng 80 chỗ ngồi. Nhà chiếu hình vũ trụ sử dụng hệ thống máy chiếu video có độ phân giải cao 4K, hệ thống thiết bị và điều khiển trình diễn hiện đại, công nghệ trình chiếu và mô phỏng các vấn đề liên quan đến thiên văn học và các hiện tượng thiên nhiên thông qua các bộ phim được thiết kế riêng biệt để chiếu lên mái vòm với âm thanh, hình ảnh ấn tượng, mang đến cho khán giả những trải nghiệm chân thực và khác lạ.

Hình ảnh các thiên hà được trình chiếu trên mái vòm nhà chiếu hình vũ trụ

Bảo tàng khoa học có nhiều gian hàng triển lãm các thí nghiệm khoa học xoay quanh các chủ đề: vật lý, hóa học, kỹ thuật, khoa học sự sống, khoa học môi trường…

“Đặc biệt, hướng đến việc trở thành mô hình độc đáo của Việt Nam, hoàn chỉnh mảnh ghép hoàn hảo cho hành trình khám phá khoa học của khách tham quan, ngoài ra tổ hợp không gian khoa học cũng có một không gian rộng  và thân thiện với quán cà phê, góc đọc sách, thư viện khoa học cộng đồng và bán hàng lưu niệm dành cho khách tham quan…Với Đài quan sát thiên văn, 10 kính thiên văn phổ thông được bố trí với điều kiện quan sát tốt nhất, dễ tiếp cận.

Nguồn: (binhdinh.gov.vn) & (Tuoitre.vn)

Tổng Hợp: Phan Vy