TIÊU CHÍ NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO GIỎI?

Năng lực của Lãnh đạo - Quản lý

Quản lý là việc quản trị của một tổ chức, cho dù đó là một doanh nghiệp, một tổ chức phi lợi nhuận hoặc cơ quan chính phủ. Quản lý bao gồm các hoạt động thiết lập chiến lược của một tổ chức và điều phối các nỗ lực của nhân viên (hoặc tình nguyện viên) để hoàn thành các mục tiêu của mình thông qua việc áp dụng các nguồn lực sẵn có, như tài chính, tự nhiên, công nghệ và nhân lực.

Nhà quản lý là danh từ chung để chỉ tất cả những người thực hiện chức năng quản lý trong một tổ chức nhất định (tổ chức đó có thể là một tổ chức kinh doanh hay phi kinh doanh).

Nhà quản lý là những người làm việc trong tổ chức, điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ. Nhà quản lý là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất và thông tin một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu.

Quản lý là hoạt động của người nhằm thực hiện các hoạt động của một tổ chức một cách hiệu quả để đạt được mục đích chung. Quản lý bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát. Vậy người quản lý là gì? Họ là những người thực hiện các công việc trên với cương vị là người đứng đầu một nhóm, một tổ chức. Mỗi nhà quản lý sẽ có một phong cách làm việc khác nhau. Nhưng phong cách đó cần phải phù hợp với thực tế bối cảnh của doanh nghiệp để có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Người quản lý giỏi là người biết quản lý và đặt ra mục tiêu lâu dài. Tất nhiên, họ phải có cái nhìn toàn cảnh, bao quát nhất về công ty, về thị trường và đối thủ cạnh tranh. Từ đó sắp xếp quản lý phân bổ công việc đúng người đúng chức năng cũng như lên kế hoạch mục tiêu lâu dài cho chính bản thân mình và doanh nghiệp.

Mỗi cá nhân khi được điều động phân bổ từ nhân viên lên cấp quản lý hay Lãnh đạo thì bản thân cần phải trau dồi nhiều kỹ năng, chuyên môn cũng như có công tác quản lý hiệu quả cho toàn bộ Team.

Do vậy, AIG đã xây dựng những tiêu chí, năng lực mà người Quản lý, Lãnh đạo cần có để từ đó phấn đấu, học hỏi và không ngừng vươn lên để hoàn thiện các năng lực cần thiết của Quản lý, của Lãnh đạo để từ đó có kế hoạch đồng hành và phát triển lâu dài cùng Công ty; cụ thể:

1. Chịu trách nhiệm

Quản lý – Lãnh đạo là người thực hiện phân bổ, giao việc cho các nhân viên. Và có trách nhiệm điều hành Team hoạt động và phát triển theo kế hoạch đề ra. Những vấn đề phát sinh trong việc hoạt động, phát triển của Team – Người Quản lý – Lãnh đạo có phải chịu mọi trách nhiệm liên quan đến Team bao gồm cả những vi phạm của cá nhân, cũng những chậm trễ…

2. Không tranh công

Nghĩa là – các công việc khi được hoàn thành, cần phải khen thưởng và đề cao nhân viên thực hiện; không thể vì lý do Quản lý – Lãnh đạo mà báo cáo các hạng mục công việc đã hoàn thành là do bản thân làm.

Điều này sẽ tạo nên sự không công bằng trong Team – dẫn đến việc đánh giá nhân sự không hiệu quả. Cũng như tạo tiền đề cho người Quản lý – Lãnh đạo thụ động trong việc giải quyết vấn đề.

Do đó, không tranh công – càng thể hiện rõ việc Quản lý – Lãnh đạo đã nhìn thấu đáo các sự việc, thể hiện việc nâng đỡ cấp dưới và còn là bước đệm cho việc quản lý nhân sự team hiệu quả hơn.

3. Giao việc

Khi bạn tiếp nhận công việc và chuyển toàn bộ công việc đó cho 1 nhân sự làm; thì bản chất bạn không phải là người Quản lý – Lãnh đạo mà thật chất bạn giống như là nơi đẩy việc.

Do vậy, nếu là người Quản lý – Lãnh đạo có tầm nhìn thì mỗi công việc khi bạn tiếp nhận phải có cái nhìn tổng quan. Nắm bắt và phân bổ cho nhân viên phù hợp, phân tích và định hướng cách xử lý, giải quyết vấn đề cho nhân viên.

Để từ đó bạn sẽ trở thành người Giao việc giỏi khi nhận biết được những lợi thế của từng nhân viên.

Và trên hết, công việc được giao phải cụ thể, rõ ràng; đúng người đúng việc.

4. Kiểm tra công việc

Có động thái giao việc xong phải thực hiện kiểm tra công việc thường xuyên. Giúp cho Người Quản lý – Lãnh đạo nhanh chóng hỗ trợ và giúp đỡ nhân viên hoàn thành đúng hạn mục tiêu công việc đề ra.

Kiểm tra công việc cũng là cách để Người Quản lý – Lãnh đạo đánh giá được năng lực làm việc của nhân sự đó. Góp phần tổng quan và có những định hướng công việc dài hạn trong tương lai.

5. Báo cáo

Báo cáo là việc cần thiết của bất kỳ ai, từ nhân viên hay đến cấp Quản lý – Lãnh đạo. Báo cáo đến cấp cao hơn – sẽ thể hiện được số lượng, khối lượng công việc bạn đang đảm nhận.

Từ đó là cơ sở để đánh giá được năng lực làm việc của cấp quản lý. Đưa ra những phương thức xử lý hỗ trợ khác nếu có – cũng phần nào thể hiện đầy đủ – phẩm chất mà người quản lý đang cần.

7. Thu nhập, Trách nhiệm và Doanh thu

Các nhà lãnh đạo thành công tạo được sự tin tưởng, đưa ra định hướng và giao trách nhiệm cho nhân viên dưới quyền. Việc xây dựng và tạo dựng lòng tin cho phép một nhà lãnh đạo cho thấy họ có thể được tín nhiệm. Nó cũng cho thấy rằng họ là người trung thực và có đạo đức.

Các nhà lãnh đạo đưa ra định hướng bằng cách thiết lập các kỳ vọng rõ ràng và phát triển khối lượng công việc có thể quản lý được để hoàn thành các kỳ vọng đó.

Một nhà lãnh đạo phải có khả năng giao việc, ủy thác công việc cho những người thích hợp. 

Một khi đã trở thành Quản lý – Lãnh đạo mỗi cá nhân phải thật sự đồng hành cùng công ty, cùng doanh nghiệp về mọi mặt của vấn đề. Và cụm từ Thu nhập, Trách nhiệm và Doanh thu càng thể hiện được Nhà quản lý – lãnh đạo sẽ có được những lợi ích tốt hơn so với nhân viên; nên 

6. Gương mẫu

Quản lý – Lãnh đạo là người thực hiện phân bổ, giao việc cho các nhân viên. Và có trách nhiệm điều hành Team hoạt động và phát triển theo kế hoạch đề ra. Những vấn đề phát sinh trong việc hoạt động, phát triển của Team – Người Quản lý – Lãnh đạo có phải chịu mọi trách nhiệm liên quan đến Team bao gồm cả những vi phạm của cá nhân, cũng những chậm trễ…

8. Thực hiện quy trình

Mỗi bộ phận phòng ban cần phải thực hiện theo đúng quy trình đã được triển khai, hướng dẫn. Do vậy người Quản lý – Lãnh đạo đứng đầu bộ phận cần phải thực hiện nghiêm chỉnh trong quy trình làm việc, từ đó thúc đẩy và làm gương cho nhân viên thực hiện theo.

Quy trình làm việc đã được AIG ban hành và áp dụng tạo nên hiệu quả về mặt quản trị nhân lực. Mỗi phòng ban sẽ có 1 quy trình làm việc cụ thể, với từng bộ phận có mối liên kết chặt chẽ với nhau.

Thực hiện và làm việc theo đúng quy trình sẽ giúp mỗi cá nhân chạy đúng việc, các bộ phận kiểm soát và hỗ trợ qua lại với nhau. Tạo nên vững chắc về quản trị, tăng năng suất và hiệu quả công việc. Giúp cho các nhân sự mới vào dễ dàng nắm bắt và tiếp cận môi trường làm việc nhanh chóng hơn.

9. Xây dựng quan hệ

Khi Bộ phận hoạt động có hiệu quả, nghĩa là quy trình làm việc gắn kết giữa các bộ được trơn chu, kết nối đúng. Do vậy, xây dựng quan hệ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp rất quan trọng. 

Xây dựng quan hệ bên trong nghĩa là việc kết nối với các bộ phận liên quan với nhau được đa dạng, hỗ trợ qua lại. Mục tiêu rõ rành – vì sự hiệu quả của công việc và lợi ích doanh nghiệp lên hàng đầu.

Xây dựng quan hệ bên ngoài: nghĩa là việc kết nối làm việc với đối tác, khách hàng, nhà cung cấp phải phù hợp, tạo được lòng tin lẫn nhau. Từ đó xử lý và giải quyết, hỗ trợ công việc hiệu quả và nhanh chóng hơn.

10. Xây dựng đoàn kết

Quản lý – Lãnh đạo là người điều hành quản lý và chịu trách nhiệm chính của Bộ phận. VÀ để mỗi cá nhân trong bộ phận hoàn thành tốt các mục tiêu, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong việc thì; Người Quản lý – Lãnh đạo phải có trách nhiệm kết nối các thành viên với nhau, xây dựng đoàn kết tạo thành một khối vững chắc, để làm được điều này. Người Quản lý – Lãnh đạo phải:

  • Phân định rõ công việc của từng cá nhân phụ trách
  • Quyền lợi và nghĩa vụ phải đi đôi
  • Mọi vấn đề cần xử lý minh bạch và công khai
  • Xây dựng quy trình, phương án làm việc cụ thể, rõ ràng.

PHẨM CHẤT CỦA NHÀ QUẢN LÝ - LÃNH ĐẠO GIỎI

Những kiểu cách quản lý nhất thời sẽ đến rồi đi, nhưng có một số điều sẽ không thể thay đổi. Các giá trị cơ bản của sự lãnh đạo và quản lý tốt được xác định thông qua việc bạn thực sự là một người sếp hiệu quả như thế nào. Một ông chủ giỏi không ngừng truyền cảm hứng để nhân viên thực hiện tốt công việc và giữ lòng trung thành. Không cần phải nói thêm gì nữa, những phẩm chất này đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự thành công lâu dài cho sự nghiệp của bạn. Vì thế, hãy chắc rằng bạn luôn làm 7 điều sau mỗi ngày:

1. Ghi nhận

Khi mọi thứ trong tổ chức đang tiến triển tốt đẹp, hãy cho mọi người biết đến điều đó – sớm và thường xuyên. Công nhận với những nhân viên làm việc tích cực về mọi đóng góp của họ. Biến nó thành một điều đáng ghi nhận. Khuyến khích các thành quả nổi trội và hiệu suất bền vững bằng cách cho nhân viên biết rằng bạn đánh giá cao những nỗ lực hết mình của họ. Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng thừa nhận những điều tuyệt vời của nhân viên có thể tạo ra nhiều động lực hơn cả tiền thưởng.

2. Thúc đẩy

Đặt ra cho toàn bộ tổ chức các tiêu chuẩn cao về năng suất làm việc, giao tiếp và tính chuyên nghiệp. Trong giai đoạn đầu khi những tiêu chuẩn này chưa thể được đáp ứng, hãy tránh không quy kết lỗi và quy kết lỗi cho một ai đó vì những hiệu suất kém, phản ứng này cho thấy bạn chỉ quan tâm đến những trục trặc. Tìm cách quay lại và theo sát tình hình cùng với nhân viên. Không hạ thấp những tiêu chuẩn của bạn, thay vào đó, chung tay làm việc và lãnh nhận thử thách như người một đội. Thông qua sự quan sát khi nhân viên làm việc bạn sẽ nhận diện được những vấn đề vướng mắc, tập trung sự chú ý vào các giải pháp khả thi và phấn đấu để đáp ứng những mong đợi.

3. Giao tiếp

Hãy giao tiếp rõ ràng, chuyên nghiệp và thường xuyên. Nhân viên luôn mong đợi nhận được lời đánh giá trung thực của người quản lý về những gì họ thể hiện. Để đưa ra được những phản hồi đáng tin cậy, người quản lý giỏi phải thực sự thấu hiểu về tổ chức của mình và đánh giá chính xác từng tiến độ công việc. Khi mọi thứ đang vận hành trơn tru, hãy đánh dấu những điều đang thực hiện và chia sẻ với mọi người về thành công. Khi có vấn đề phát sinh, hãy xem xét các tác động tiềm tàng bằng cách trao đổi với nhân viên về những gì bạn quan tâm. Hãy nhớ rằng giao tiếp là một công cụ truyền cảm hứng và tạo động lực đồng thời lại có thể giúp nhận diện và giải quyết các rắc rối.

4. Tin tưởng

Hãy học cách tin tưởng nhân viên. Người quản lý có lòng tin vào nhân viên là những người rất có khả năng và đầy trách nhiệm trong việc khuyến khích sự tự chủ, trong khi đó họ lại tạo ra một ý thức công đồng mạnh mẽ thông qua các hoạt động trong công ty. Thiết lập sự tin tưởng, tạo ra môi trường làm việc tích cực, an toàn bằng thái độ giao tiếp hai chiều, cởi mở và chân thành. Hãy tin rằng nhân viên của bạn sẽ đáp ứng được các mục tiêu của tổ chức, thậm chí hiệu quả vượt xa mong đợi, khi họ được làm việc trong một môi trường an toàn và được hỗ trợ.

5. Phát triển

Thiết lập nền tảng cho nhân viên vì sự thành công, không phải những thất bại. Cung cấp cho nhân viên công cụ và sự huấn luyện cần thiết để có thể đạt được khả năng làm việc tốt nhất, rồi họ sẽ hoàn thành nhiệm vụ và vượt xa hơn cả tiêu chuẩn mà bạn đặt ra. Khuyến khích nhân viên xác định ra đâu là thế mạnh và những gì tạo nên động lực trong họ. Khi có thể, hãy kết hợp những điều này nhằm thúc đẩy họ trong công việc hàng ngày.

6. Dẫn dắt

Cần đảm bảo rằng nhân viên luôn cảm thấy thử thách với công việc của họ, nhưng không bị quá tải. Hãy duy trì môi trường làm việc sạch sẽ, có tổ chức và ổn định, nơi mà mọi người có thể cảm thấy dễ chịu và làm việc hiệu quả nhất. Cần uy quyền và giao việc phù hợp đồng thời tìm mọi cơ hội để phát huy tối đa thế mạnh của nhân viên.

7. Đồng hành

Khiến nhân viên cảm thấy mình là một phần của điều gì đó rất đặc biệt và những nỗ lực của họ được đánh giá cao. Để cho họ trực tiếp tham gia và cảm nhận được sự thành công của tổ chức. Hãy tạo ra và nuôi dưỡng cho nhân viên cảm giác thân thuộc về nơi họ thấy thú vị muốn gắn bó, bởi đây là môi trường làm việc tích cực và hiệu quả. Và mọi nhân viên cũng sẽ cảm giác rằng họ là thành viên của một cộng đồng có ích, kỹ năng giỏi và rất thành công.

Những thói quen và cách hành xử trên sẽ có tác động rất lớn đến hiệu quả làm việc. Hãy là người sếp tốt nhất mà bạn có thể và nhân viên sẽ đứng về phía bạn. Khi nhận được những điều tốt đẹp nhất từ mọi người, công ty của bạn sẽ “đánh gục” mọi khó khăn.

Linh Huỳnh – Tổng hợp