CẢNG HÀNG KHÔNG PHAN THIẾT

Dự án đầu tư công trọng điểm của Bình Thuận

Hệ thống giao thông phát triển, cùng với các Resort, khách sạn cao cấp, thành phố Phan Thiết – Bình Thuận đã và đang thu hút các nhà đầu tư bất động sản. Các dự án có quy mô hàng trăm hecta với tổng mức đầu tư lên tới hàng nghìn tỉ đồng như Pegasus, Sentosa Villa, quần thể Rrsort SeaLink Phan Thiết – Mũi Né, dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết,… lần lượt xuất hiện. Đặc biệt, phải kế đến dự án Sân bay Phan Thiết sắp khởi công. Có thể nói,  dự án Sân bay Phan Thiết sẽ giúp Phan Thiết trở nên gần gũi hơn không chỉ với du khách trong nước mà còn là điểm đến thường xuyên của du khách quốc tế trong tương lai gần. 

Ngày 18 tháng 1 năm 2015, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chính thức phát lệnh khởi công xây dựng sân bay Phan Thiết – dự án sân bay đầu tiên của cả nước đầu tư theo hình thức BOT (Viết tắt của tiếng Anh: Build – Operate – Transfer, có nghĩa : Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao). Với hình thức này, Chính phủ có thể kêu gọi các công ty tư nhân bỏ vốn xây dựng trước thông qua đấu thầu, sau đó khai thác vận hành một thời gian và sau cùng là chuyển giao lại cho nhà nước sở tại. Việc đầu tư xây dựng sân bay Phan Thiết theo hình thức BOT cũng là bước đột phá trong việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải – hàng không dân dụng, nhằm thực hiện tái cơ cấu đầu tư công. 

Theo báo cáo đầu tư, sân bay Phan Thiết có diện tích hơn 500 ha được xây dựng với mục tiêu lưỡng dụng, kết hợp phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng. Dự án phát lệnh khởi công từ năm 2015, dự kiến năm 2018 đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, từ đó đến nay, dự án qua nhiều lần điều chỉnh và vướng các thủ tục liên quan đến phần quân sự nên lỗi hẹn. Tuy nhiên, mảnh đất trống ấy sẽ trở thành sân bay trong khoảng thời gian gần nhất. Chiều ngày 5 tháng 3 năm 2021, thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng cho biết, sân bay Phan Thiết sẽ bắt đầu thi công cuối tháng 3, hoàn thành vào năm 2022. “Chúng ta sẽ làm lễ triển khai thi công ngay trong tháng 3 này. Đây là dự án có ý nghĩa quan trọng về mặt quân sự, Bộ Quốc phòng phấn đấu làm sao đến cuối năm 2022 sự án sẽ cơ bản hoàn thành và đưa đơn vị không quân ở TP. Cam Ranh về đây. Với điều kiện tốt thế này, khoảng 20 tháng chúng ta sẽ hoàn thanh, tôi nghĩ như vây” – Thượng tướng Trần Đơn kết luận.

Thượng tướng Trần Đơn - thứ trưởng Bộ Quốc phòng - kết luận tại buổi họp bàn với UBND Bình Thuận liên quan dự án sân bay Phan Thiết - Ảnh: Internet

Tại sao phải xây dựng sân bay Phan Thiết?

Hạ tầng giao thông là yếu tố then chốt để phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Tùy vào địa hình, vị trí địa lý mà các địa phuơng sẽ đánh mạnh khai thác các tuyến giao thông khác nhau. Trong đó, việc khai thác đường bay được xem là bệ phóng để kinh tế và du lịch địa phương sở tại phát triển. Không phải ngẫu nhiên mà các thành phố xem trọng tuyến hàng không. Về mặt hạ tầng đô thị, một khi quy hoạch hạ tầng sân bay sẽ kéo theo việc mở rộng và nâng cấp các trục giao thông liên kết, thúc đẩy hạ tầng dô thị, diện mạo thành phố bước sang trang mới. Về giao thương, cảng hàng không là tâm điểm giao thông, gia tăng lưu lượng khách du lịch, đẩy mạn trao đổi kinh tế – du lịch địa phương.

Phan Thiết được biết là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển. Ngoài yếu tố khí hậu ấm áp quanh năm, bãi biển đẹp thì Phan Thiết còn là vùng đất mới chưa khai phá. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà đầu tư Bất động sản, giao thông từ các tỉnh tới Phan Thiết chưa thuận tiện, điều đó khiến giá bất động sản ở đây thấp. Chính vì vậy, dự án sân bay Phan Thiết đang được triển khai sẽ là một trong những điểm thuận lợi thu hút các nhà  đầu tư cũng như phát triển kinh tế địa phương. Cùng với cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, sân bay Phan Thiết đang mở ra cơ hội rất lớn cho sự phát triển của tỉnh. Thu hút sự đầu tư của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, sự ra đời của sân bay sẽ thúc đẩy tiềm năng phát triển du lịch của Bình Thuận khi sở hữu một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Không chỉ tăng khả năng phát triển vùng, rút ngắn thời gian di chuyển, sân bay Phan Thiết có thêm chức năng quân sự nên sẽ hỗ trợ rất nhiều trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, quốc phòng an ninh. 

Với tất cả những lý do trên, Bình Thuận được xem là mảnh đất giàu tiềm năng hơn nữa khi sự án Sân bay Phan Thiết đi vào hoạt động

Phối cảnh sân bay Phan Thiết Bình Thuận