BÌNH ĐỊNH "HƯỚNG ĐẾN HÌNH THÀNH TRUNG TÂM TRÍ TUỆ NHÂN TẠO"

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt quyết định kết nạp Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định là thành viên Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung.

Trung tâm này bao gồm tòa nhà Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định có diện tích 1.102 m2 và Khu Công viên phần mềm Quang Trung – Bình Định có diện tích 54 ha đều nằm tại thành phố Quy Nhơn.

Theo quyết định này, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định được hưởng các chính sách ưu đãi đối với khu công nghệ thông tin tập trung quy định tại Nghị định số 154/2013/NĐ-CP và được hưởng các chính sách ưu đãi khác áp dụng đối với khu công nghệ thông tin tập trung theo quy định của pháp luật.

Ông Nguyễn Bay, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh Bình Định (IPC Bình Định) cho hay việc Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định là thành viên Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung là cơ sở pháp lý để mời gọi doanh nghiệp vào đầu tư, phát triển lĩnh vực CNTT. “Đây là một trong những lĩnh vực quan trọng mà Bình Định mời gọi đầu tư, hướng đến hình thành trung tâm trí tuệ nhân tạo tại TP. Quy Nhơn”, ông Bay chia sẻ.

Đại diện của IPC Bình Định cho biết thêm các doanh nghiệp lớn của Việt Nam cũng đã bắt đầu thực hiện những bước đi đầu tiên trong đầu tư sản xuất và kinh doanh thương mại trong lĩnh vực CNTT nói chung tại tỉnh miền Trung này.

Công ty TNHH Phần mềm FPT vừa nhận giấy phép xây dựng tổ hợp Trung tâm nghiên cứu, sản xuất và đào tạo chuyên gia công nghệ tại TP. Quy Nhơn.

Với tổng số vốn đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng, tổ hợp công nghệ này sẽ là nơi làm việc, nghiên cứu phát triển, học tập của 20.000 nhân sự công nghệ. Đồng thời, đây cũng sẽ cung ứng các dịch vụ công nghệ cao, dựa trên các công nghệ là xu hướng thế giới như AI, dữ liệu lớn, Internet vạn vật, tự động hóa…

Trước đó, FPT đã ký kết hợp tác với Viện nghiên cứu AI hàng đầu thế giới – Mila trong vòng 3 năm (2020-2023), trong đó có phát triển dự án Trung tâm trí tuệ nhân tạo của FPT tại Quy Nhơn có quy mô khoảng 94 ha với tổng mức đầu tư hơn 4.362 tỉ đồng. Dự án bao gồm các công trình như Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ, chuyên sâu trí tuệ nhân tạo (AI), cơ sở sản xuất sản phẩm phần mềm và các công trình phụ trợ khác…

Các nhãn hàng đồng hành đầu tư

Với tổng số vốn đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng, tổ hợp công nghệ này sẽ là nơi làm việc, nghiên cứu phát triển, học tập của 20.000 nhân sự công nghệ. Đồng thời, đây cũng sẽ cung ứng các dịch vụ công nghệ cao, dựa trên các công nghệ là xu hướng thế giới như AI, dữ liệu lớn, Internet vạn vật, tự động hóa…

Trước đó, FPT đã ký kết hợp tác với Viện nghiên cứu AI hàng đầu thế giới – Mila trong vòng 3 năm (2020-2023), trong đó có phát triển dự án Trung tâm trí tuệ nhân tạo của FPT tại Quy Nhơn có quy mô khoảng 94 ha với tổng mức đầu tư hơn 4.362 tỉ đồng. Dự án bao gồm các công trình như Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ, chuyên sâu trí tuệ nhân tạo (AI), cơ sở sản xuất sản phẩm phần mềm và các công trình phụ trợ khác…

Một ông lớn khác trong ngành CNTT cũng đang đầu tư vào Bình Định là TMA Solutions. Vào tháng 10-202, Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm Tường Minh Bình Định (thành viên của TMA Solutions) khai trương Công viên sáng tạo TMA Bình Định tại TP. Quy Nhơn.

Dự án Công viên sáng tạo TMA Bình Định rộng 15 ha gồm các hạng mục như khu sản xuất và xuất khẩu phầm mềm, Trung tâm đào tạo, Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, Trung tâm khoa học dữ liệu, Trung tâm trí tuệ nhân tạo, Trung tâm ứng dụng internet vạn vật… nhằm cung cấp những sản phẩm phần mềm cho các đối tác trong và ngoài nước. Công viên sáng tạo TMA là trung tâm phần mềm đầu tiên được xây dựng tại Thung lũng sáng tạo Quy Nhơn với nhu cầu đào tạo và tuyển dụng hơn 3.000 kỹ sư.

Trong khi đó, trong lĩnh vực kinh doanh chuyển đối số, mới đây, chiều 22-3, UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Tập đoàn Viettel) đã ký kết “Thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số tỉnh Bình Định giai đoạn 2023 – 2025”.

Cụ thể, Tập đoàn Viettel ưu tiên đầu tư, phát triển mạng lưới hạ tầng viễn thông băng rộng đa dịch vụ, mạng thông tin di động 4G, 5G tại các trung tâm phát triển kinh tế – xã hội. Ngoài ra, Tập đoàn Viettel tư vấn, hỗ trợ UBND tỉnh Bình Định các giải pháp tổng thể đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, năng lực ứng cứu, xử lý sự cố mất an toàn thông tin; đặc biệt là hạ tầng thông tin trọng yếu gắn với bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân, tổ chức. Bên cạnh đó, Bình Định còn hợp tác, tư vấn, hỗ trợ tỉnh các giải pháp trong công tác chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2023 – 2025.

Sản phẩm do chính Viettel tự thiết kế mới có khả năng thích ứng được với các rủi ro ngày càng khó lường trong môi trường an ninh mạng phức tạp và đầy nguy cơ hiện nay.

Hệ sinh thái các sản phẩm mạng lõi mà Viettel nghiên cứu, sản xuất

Đây là sản phẩm cuối cùng trong toàn bộ hệ sinh thái các sản phẩm mạng lõi mà Viettel nghiên cứu, sản xuất, được triển khai thực tế trên mạng lưới của nhà mạng Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu việc Viettel đã hoàn thành chiến lược Việt Nam hóa mạng lõi viễn thông, bảo đảm yêu cầu về an ninh an toàn thông tin.  

Từ nhiều năm trước, Viettel đã có chiến lược dần thay thế các thiết bị ngoại nhập và tiến tới sử dụng toàn bộ hệ thống mạng lõi viễn thông bằng các thiết bị do chính Viettel tự sản xuất. 

Viettel từng rất thành công khi đưa các sản phẩm thiết bị viễn thông “made by Viettel” chiếm lĩnh 100% thị phần vào mạng lưới phục vụ 80 triệu thuê bao tại Việt Nam, như: Hệ thống tính cước thời gian thực OCS, Hệ thống điều khiển băng thông tốc độ truy cập internet của thuê bao di động PCRF, Hệ thống tổng đài tin nhắn SMSC, Hệ thống tổng đài nhạc chuông chờ CRBT…

Với các sản phẩm khác, nhằm đảm bảo an toàn mạng lưới và khai thác tối đa ưu điểm của các nhà cung cấp thiết bị (vendor), Viettel luôn sử dụng multi-vendor để đảm bảo cung cấp dịch vụ tới khách hàng tốt nhất. Các phẩm khác của Viettel High Tech cũng đã chiếm tỷ trọng lớn trên 50% mạng lưới Viettel như Hệ thống tổng đài chuyển mạch mềm MSC, Hệ thống chuyển mạch mạng lõi EPC, Thiết bị định tuyến Site Router, Trạm thu phát eNodeB… 

Hệ thống IMS là một trong những thành phần quan trọng trong lớp mạng lõi, cung cấp dịch vụ gọi thoại với các ưu điểm hoàn toàn vượt trội so với dịch vụ thoại trên mạng 3G. Trong đó, thời gian thiết lập cuộc gọi nhanh hơn 3 lần, chất lượng cuộc gọi đạt tiệu chuẩn HD call, giảm lượng tiêu thụ pin của thiết bị đầu cuối từ 30%-50% khi thực hiện cuộc gọi. 

Hệ thống IMS do Viettel High Tech tự nghiên cứu, phát triển từ năm 2018. Trong quá trình nghiên cứu, các kĩ sư Viettel đã phát triển sản phẩm tuân thủ theo các tiêu chuẩn kĩ thuật của Liên minh Viễn thông Quốc tế 3GPP, được triển khai trên nền tảng ảo hóa theo xu hướng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, giúp dễ dàng tích hợp vào mạng lưới. 

Khi đưa hệ thống IMS này vào vận hành, ngoài việc tiết kiệm chi phí bằng ½ so với việc mua hệ thống từ các đối tác nước ngoài, Viettel còn có khả năng tự chủ, không phụ thuộc vào bên thứ 3. Đồng thời, linh hoạt trong việc nâng cấp, điều chỉnh những gói dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Viettel đang song hành công nghệ thế giới, sẵn sàng cho thương mại hóa 5G

Ông Nguyễn Vũ Hà, Tổng giám đốc Viettel High Tech cho biết: “Viettel có lợi thế khác biệt so với các đối thủ lớn trên thế  giới, đó là chúng tôi vừa là nhà mạng vừa là đơn vị phát triển sản phẩm thiết bị viễn thông. Việc sử dụng các thiết bị “made in Việt Nam” cũng góp phần tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước, tối ưu chi phí đầu tư và vận hành cho Viettel. Đây cũng là tiền đề khẳng định sản phẩm Viettel đang song hành công nghệ thế giới, sẵn sàng cho thương mại hóa 5G”.

“Khi đưa các sản phẩm của Viettel vào hoạt động trong mạng lưới đã thể hiện những ưu thế vượt trội như đảm bảo độ ổn định cao, tương đương thế giới về công nghệ và dịch vụ mới, tiết kiệm chi phí gấp đôi, thậm chí gấp ba so với đối tác nước ngoài. Mặt khác, chỉ có những sản phẩm do chính Viettel tự thiết kế mới có khả năng thích ứng được với các rủi ro ngày càng khó lường trong môi trường an ninh mạng phức tạp và đầy nguy cơ hiện nay. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục đưa các sản phẩm “Made in Việt Nam” của Viettel tới các thị trường mà Viettel đầu tư, không ngừng hoàn thiện sản phẩm nhằm có thể cung cấp ra thị trường quốc tế. Đó cũng là cách chúng tôi thể hiện khát vọng và tự hào của người Việt Nam khi có thể tạo ra các sản phẩm công nghệ cao phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng”, ông Nguyễn Văn Quyết, Phó tổng giám đốc Viettel Network nhấn mạnh. 

Không chỉ triển khai tại Việt Nam, trong năm 2023, Viettel sẽ đẩy mạnh các sản phẩm thiết bị viễn thông tới các thị trường của Viettel như Campuchia, Lào, Mozambique, Peru..

Quỳnh Như , Nguồn sưu tầm