NHỮNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NHÀ CUNG CẤP UY TÍN BẠN CẦN NẮM VỮNG

Nhà cung cấp là một trong những yếu tố quyết định đến đến chất lượng/dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cung biết cách chọn cho mình những nhà cung cấp uy tín để hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả nhất. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những tiêu chí đánh giá nhà cung cấp uy tín hiện nay. Cùng theo dõi để biết thêm thông tin chi tiết nhé.

1. Nhà cung cấp là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu những tiêu chí để đánh giá một nhà cung cấp uy tín, bạn cần hiểu rõ nhà cung cấp là gì? Nhà cung cấp trong tiếng Anh là Suppliers và được hiểu đơn giản là tổ chức hoặc cá nhân, tham gia cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường. Mục đích của việc đánh giá nhà cung cấp là nhằm lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp, đảm bảo chuỗi cung ứng không bị gián đoạn

Nhiều doanh nghiệp chỉ coi trọng khách hàng mà coi nhẹ nhà cung ứng dẫn đến tình trạng cung không đủ cầu. Điều đó làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị ngưng trệ và đôi khi nó còn tệ hơn là không có khách hàng. Lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp là điều vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, sản phẩm cung ứng đến khách hàng. Đồng thời, nó cũng liên quan trực tiếp đến chi phí đầu vào, nguồn tài chính của doanh nghiệp

2. Những tiêu chí đánh giá nhà cung cấp 

Để lựa chọn được cho doanh nghiệp mình những nhà cung cấp uy tín, chất lượng, bạn cần dựa vào những yếu tố sau đây:

»Chất lượng sản phẩm

Sản phẩm là một tronh những yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp bởi những sản phẩm có sức cạnh tranh lớn sẽ được tiêu thụ nhiều, tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, chất lượng sản phẩm luôn là tiêu chí hàng đầu để lựa chọn nhà cung cấp có uy tín, chất chất lượng hay không.

Các yếu tố để đánh giá chất lượng sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp có thể kể đến như: Hiệu suất, tính năng, độ tin cậy, độ bền, sự phù hợp, khả năng phục vụ, tính thẩm mỹ, chất lượng cảm nhận… Những tiêu chuẩn chất lượng này cần được thỏa thuận và cam kết trước khi bạn bắt đầu nhập hàng.

»Tỷ lệ hàng hóa hư hỏng

Trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp sẽ không thể tránh khỏi tình trạng hư hỏng, dập vỡ. Tuy nhiên bạn cũng cần phải theo dõi số lượng hàng hóa bị hư hỏng khi giao đến hoặc hàng hóa trong khi bán là bao nhiêu để từ đó có thể đánh giá nhà cung cấp đó có tốt hay không. Các tỷ lệ bạn cần lưu ý bao gồm:

  • Tỷ lệ hàng hóa hư hỏng trên mỗi đơn hàng
  • Số lượng đơn có hư hỏng trên tổng đơn hàng của một kỳ.
  • Giá trị hàng hóa hư hỏng và tổng giá trị hàng hóa. 

Từ các số liệu này bạn có thể đánh giá đơn vị nào cung cấp hàng hóa chất lượng và ổn định nhất để hợp tác lâu dài

»Thời gian giao hàng đúng hẹn

Đây cũng là một trong những tiêu chí giúp bạn đánh giá nhà cung cấp của mình hiện tại như thế nào. Bởi khi nhà cung cấp giao hàng không đúng hẹn, bạn sẽ không có sản phẩm bán cho khách và điều này khiến tụt giảm doanh thu và sự uy tín của doanh nghiệp.

Giám sát thời gian giao hàng của nhà cung cấp sẽ giúp bạn đánh giá chính xác năng lực và mức độ tin cậy của họ. Đồng thời, cũng giúp doanh nghiệp lựa chọn được đơn vị cung ứng phù hợp

»Chính sách bảo hành

Bạn cần phải xem xét thật kỹ các chính sách bảo hành sản phẩm mà nhà cung cấp đưa ra.  Bởi trong quá trình sử dụng sản phẩm sẽ có thể phát sinh những sự cố, hư hỏng hàng hóa, hay chất lượng xuống thấp … gây tổn thất nhiều chi phí cho doanh nghiệp. Những nhà cung cấp nào đưa ra chính sách bảo hành chu đáo rõ ràng thì bạn nên cân nhắc lựa chọn nhé. 

»Chăm sóc khách hàng

Trong quá trình sử dụng sản phẩm sẽ có những vấn đề bạn cần nhà cung cấp giải đáp, hướng dẫn. Một nhà cung cấp chất lượng, uy tín sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn một cách nhanh chóng, kịp thời về các vấn đề phát sinh đó. Bạn có thể căn cứ vào tiêu chí này để đánh giá nhà cung cấp của mình nhé.

»Chi phí sản phẩm

Yếu tố cơ bản nhất để đánh giá nhà cung cấp là giá sản phẩm và các chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng. Bởi với cùng loại hàng hóa, chất lượng như nhau, thì mỗi nhà cung cấp sẽ có những mức giá niêm yết khác nhau. Bạn nên cân nhắc, tìm hiểu những nhà cung cấp nào đưa ra mức giá phù hợp nhất để hợp tác.

»Sự uy tín của nhà cung cấp

Khi đánh giá nhà cung cấp, uy tín là một trong những yếu tố bạn không thể bỏ qua. Để xét xem nhà cung cấp đó có đủ uy tín hay không, nhà quản lý cần lưu ý một số khía cạnh sau: 

  • Thông tin rõ ràng: Nhà cung cấp đó có thực sự tồn tại không; có cung cấp địa chỉ, phương thức liên lạc, giấy phép kinh doanh không?
  • Sự minh bạch trong hợp tác: Nhà cung cấp đó có đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu, duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác không?
  • Xem xét các vấn đề về pháp lý: Xem các thủ tục pháp lý liên quan đến các hợp đồng quá khứ, hiện tại của nhà cung cấp; việc tuân thủ pháp luật của nhà cung cấp có đảm bảo không?

»Điều khoản thanh toán

Bên cạnh yếu tố chi phí sản phẩm, điều khoản thanh toán gián tiếp tác động tới các yếu tố chi phí. Với điều khoản thanh toán 1 lần khi nhận hàng sẽ làm doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn khi mua hàng công nợ và có thể chia thành nhiều đợt thanh toán.

»Rủi ro tài chính của nhà cung cấp

Một tiêu chí đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp cần phải kể đến là rủi ro tài chính. Sự ổn định về mặt tài chính sẽ xác định liệu nhà cung cấp có tiếp tục là đối tác đáng tin cậy hay không và việc cung cấp đó sẽ không bị gián đoạn do những hậu quả từ rủi ro tài chính gây ra.

Trên đây là những yếu tố quan trọng về đánh giá nhà cung cấp mà các doanh nghiệp cần lưu ý. Hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn đánh giá nhà cung cấp và xây dựng checklist đánh giá một cách phù hợp nhất.

Quỳnh Như – Nguồn Tổng Hợp